Trong in offset bất kể dù là người mới vào nghề cũng hiểu được nguyên lý cơ bản về màu in, tuy nhiên với những khách hàng là người chưa có nhiều kiến thức về ngành in thì không thể hiểu rõ những nguyên lý cơ bản này. Do vậy in công nghệ xin giới thiệu tới các bạn hệ màu cơ bản trong in offset bao gồm 4 màu đó là C - M - Y - K. Vậy CMYK là gì?
1. Khái niệm CMYK là gì?
CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau :
- C = Cyan (xanh)
- M = Magenta (hồng)
- Y = Yellow (vàng)
- K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt). Đây cũng là màu được sử dụng phổ biến trong in sách giáo khoa hay các cuốn tạp chí, sách báo,..
2. Nguyên lý cơ bản của hệ màu CMYK
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng là những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới.
Cách trộn màu CMYK trong in ấn được dựa trên nguyên lý sau:
- Màu xanh (Cyan) với màu hồng (Magenta) sẽ cho ra màu xanh dương (Blue)- Màu hồng (Magenta) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu đỏ (Red).- Màu xanh (Cyan) với màu vàng (Yellow) sẽ cho ra màu xanh lá cây (Green).- Ba màu Cyan,Magenta, Yellow kết hợp lại sẽ cho ra màu Đen (Black).
Các máy in ngày nay sử dụng bốn mực CMYK để tạo nội dung in màu. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn in, bạn nên chọn chế độ màu CMYK để tạo ra được hệ màu sắc nét và chuẩn xác nhất khi in lên vật liệu in.
3. Phân biệt hệ màu CMYK và RGB
Có một số bạn thường hỏi vậy hệ màu RGB khác gì với hệ màu CMYK? In Công Nghệ xin được giải thích như sau:
Khác với CMYK là hệ màu trừ thì RGB lại là cơ chế của hệ màu cộng, thường được sử dụng để hiển thị màu trên các màn hình TV, monitor máy tính và những thiết bị điện tử khác (chẳng hạn như camera kỹ thuật số). Nó bao gồm các màu sau :
- R = Red (đỏ)
- G = Green (xanh lá)
- B = Blue (xanh dương)
Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)… Nếu CMYK là nơi bạn bắt đầu từ một tờ giấy trắng và sau đó thêm các màu khác, thì RGB hoạt động ngược lại. Ví dụ, khi màn hình TV tắt thì nó tối đen, khi bạn bật nó lên nó sẽ thêm các màu đó, xanh lá cây, xanh dương, cộng thêm hiệu ứng tích lũy là màu trắng, để từ đó phát ra ánh sáng và hình ảnh.
Chế độ màu RGB có một gam màu lớn hơn nhiều so với CMYK, đặc biệt trong vùng các màu huỳnh quang sáng. Do đó, đối với các nội dung mà bạn muốn hiển thị trên web hoặc trong video, RGB là chế độ màu mà bạn nên chọn.
4. Chuyển đổi RGB sang CMYK
Việc chuyển đổi dữ liệu màu từ định dạng RGB sang định dạng CMYK là công việc cần thiết để thiết bị in ấn có thể tạo ra bản in có chất lượng chấp nhận được. Có điều này vì việc chuyển đổi như vậy rất có nhiều khả năng đánh mất dữ liệu về màu sắc của một số điểm ảnh nào đó do các màu này nằm ngoài giới hạn gam màu của CMYK. Việc chuyển đổi phải dựa trên nhiều quy tắc khá phức tạp và sẽ được đề cập đến các bài viết sau nếu các bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn. Tuy nhiên các thiết bị điện tử in ấn ngày nay đều được định dạng theo hệ màu CMYK do vậy sẽ không thể tránh khỏi các trường hợp phải chuyển đổi hệ màu. Hy vọng bài viết này giúp các bạn có những kiến thức cơ bản về hệ màu CMYK và RGB. Chúc các bạn có những lựa chọn sáng suốt trong màu in offset.